Dienstag, 23. Juli 2013

Chinese als vietnamesischer Mönch


Ehrwürdiger THÍCH THANH QUYẾT :
Wahrer Name: Lương Công Quyết, geboren am 15 . 6 .1962 
 Doktor des Buddhismus in China 2001
Chức Danh/Beruf:
-Abgeordnete/ Đại biểu Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh
- Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.
- Ủy viên thường trực . Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Uỷ viên Hội đồng Khoa học Trần Nhân Tông Academy.
 - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
 - Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.
 -Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Hà Nam.
 -Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Bắc Kạn
Đơn vị công tác/ Arbeitsort:
   Trụ trì khu di tích Yên tử- Quảng Ninh
   Trụ trì Chùa Phúc Khánh- Ngã tư sở,Đống đa,Hà Nội
   Trụ trì Chùa Non Nước - xã Phù Linh,Huyện Sóc Sơn,Hà Nội
Ngoài ra còn là Trưởng Ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng như dự án chùa Đồng,tượng phật hoàng Trần Nhân Tông,chùa Non Nước...


Verbreitet in Vietnam chinesischer Alberglaube:
-Nhà Phật không có nghi lễ đốt mã
Lễ Vu Lan đang đến gần, thời gian này đến bất kỳ ngôi chùa nào cũng gặp cảnh nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày lễ. Xin Thượng tọa cho biết nguồn gốc lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 là từ đâu?
Theo Kinh Vu Lan bồn, đệ tử Phật là ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn trông thấy thân mẫu bị đọa vào đường quỷ đói, gầy ốm chỉ còn da bọc xương, ngày đêm khổ não, ngài dùng bát đựng cơm đưa đến dâng cho mẹ. Nhưng do mẹ ngài chịu quả báo của nghiệp ác nên cơm biến thành lửa. Ngài Mục Kiền Liên bèn xin đức Phật chỉ dạy cách giải cứu mẹ thoát khỏi nghiệp khổ.
Phật dạy vào ngày rằm tháng 7 là ngày chư tăng tự tứ (kết thúc ba tháng kiết hạ an cư), khi đó công đức tu hành tăng lên rất nhiều, nên có thể nhờ vào phúc đức của tăng chúng để cứu bạt chúng sinh.
Nếu dùng thức ăn uống đựng trong bồn Vu Lan cúng dường Tam bảo vào dịp này sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ 7 đời... Ngài Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy đã cứu được mẹ. Từ đó mới có lễ Vu Lan Bồn, là nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm.
Trong câu chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ không thấy có nhắc đến nghi lễ đốt vàng mã. Nhưng thực tế trong ngày Vu Lan, cũng như rất nhiều dịp lễ khác, chúng ta vẫn thường đốt vàng mã cho người thân quá cố. Cách làm này có trong đạo Phật không, thưa Thượng tọa?
Trong đạo Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố, mà đây chỉ là quan niệm dân gian vì cho rằng trần sao âm vậy. Từ thời phong kiến cách đây mấy nghìn năm, vua chúa các nước, đặc biệt là Trung Quốc, được hưởng thụ vinh hoa phú quý, không muốn dứt bỏ.
Để sau khi chết vẫn được sung sướng họ có di nguyện phải chôn sống những người này, từng kia vàng bạc châu báu... nhằm mục đích sang thế giới bên kia vẫn có người hầu hạ. Tục tuẫn táng đó đã gây ra nhiều điều oán thán, làm mất nhiều nhân tài, hao phí của cải.
Trải qua hàng nghìn năm, hình nhân thế mạng ra đời đã xóa bỏ tục tuẫn táng dã man. Sau này mới có phong tục đốt hình người bằng rơm, giấy thay thế cho mạng người, đốt vàng giấy để thay thế vàng bạc châu báu. Vì thế, tôi đánh giá tại thời điểm đó vàng mã ra đời mang tính nhân đạo hơn tất cả các hình thức nhân đạo nào trên thế giới.
Đừng đốt vàng mã để cầu vật chất
Vậy theo Thượng tọa thì việc đốt vàng mã như ngày nay có nên không?
Việc đốt vàng mã trong nhà Phật là không có, nhưng trong tín ngưỡng dân gian thì có. Do vậy, chuyện đốt hay không là xuất phát từ nhận thức của mỗi người. Tôi không cổ súy cho việc lạm dụng quá mức vàng mã, nhưng tôi nghĩ vẫn nên duy trì hình thức đốt vàng mã mang tính kỷ niệm, vì ý nghĩa nhân văn của nó.
Người đốt vàng mã sẽ được gì, thưa Thượng tọa?
Cái được lớn nhất là được báo hiếu. Tâm mình sẽ cảm thấy đã làm được điều gì đó báo ân, báo hiếu cho cha mẹ, tổ tiên, rộng hơn nữa là dân tộc, là quảng đại chúng sinh. Khi tâm niệm này đã ăn vào máu thịt, đến ngày đó nếu không làm lễ, sẽ có cảm giác tâm mình bất an, thấy như mình chưa làm tròn trách nhiệm. Do vậy, theo tôi nếu việc đốt vàng mã là để cho tâm mình an vui, thanh thản thì cũng nên làm.
Chứ không phải đốt vàng mã để những lời cầu nguyện của mình được linh ứng hay sao?
Đừng ai nghĩ đến chuyện đốt vàng mã để cầu vật chất. Điều đó là không có.
Trong đạo Phật lại có thuyết về sự siêu thoát, đầu thai của các vong hồn. Thượng tọa giải thích thế nào về ý kiến cho rằng nếu các vong đã đầu thai sang cõi khác thì còn "ai" ở lại để nhận đồ hóa vàng mã?
Việc có đầu thai hay không là lĩnh vực khác tôi không bàn. Uống nước nhớ nguồn, nhớ đến người đã mất là việc làm mang ý nghĩa nhân văn, quảng đại. Còn những khoảng trống tâm linh chưa thể giải thích được thì cũng không nên động chạm vào. Vấn đề tâm linh, tình cảm không thể cân đo, đong đếm chính xác được, nên cần một cách nhìn đôn hậu, bao dung.
Dân gian hóa đạo Phật
Như vậy thì chính văn hóa dân gian chứ không phải niềm tin về Phật pháp "thôi thúc" người ta báo hiếu bằng việc đốt vàng mã?
Người Việt Nam ta không chỉ có Phật pháp mà còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, tư tưởng Đông, Tây... Sống trong sự tổng hòa của các mối quan hệ đó nên gần như không còn phân biệt rạch ròi việc này hay việc kia có gốc gác từ đâu nữa.
Hơn nữa đạo cũng nằm trong nước, nên việc hành đạo phải hợp với lẽ nước, lòng dân, và việc gì đã thuộc về dân gian, tín ngưỡng dân tộc, hợp với tâm nguyện, với lòng dân thì cũng có thể hòa cùng đạo pháp.
Trụ trì chùa Phúc Khánh và chùa Yên Tử, Thượng tọa có cấm việc đốt vàng mã ở chùa của mình hay không?
Người ta đến chùa không chỉ vì tín ngưỡng Phật giáo mà còn vì tín ngưỡng dân gian. Nếu nhà chùa chỉ dành riêng cho tăng ni, Phật tử thuần túy, những người có tư tưởng Phật pháp thì công việc của chúng tôi sẽ nhẹ nhàng rất nhiều. Chắc sẽ không phải mỗi ngày rằm, mồng một phải đón tiếp bao nhiêu du khách, hóa bao nhiêu vàng hương, ô nhiễm nhiều. Điều này nhà chùa phải chịu trước chứ ai.
Người đi lễ chùa là mang theo cả văn hóa dân gian vào chùa, mà theo tôi thì không nên cấm dân gian làm những việc theo tín ngưỡng dân gian. Dù tôi không khuyến khích nhưng cũng không cấm đốt vàng mã ở chùa tôi trụ trì.
Xin cảm ơn Thượng tọa!
Lê Na - Thu Hiền (thực hiện)
http://www.baomoi.com/Thuong-toa-Thich-Thanh-Quyet-Dot-vang-ma-cho-tam-an/54/6796968.epi
und bekämpft die Friedenbewegung:
Yên Tử sẽ trở thành kinh đô Phật giáo
27/04/2012 11:58:00 AM (GMT+7)
 - Thượng tọa Thích Thanh QuyếtPhó Trưởng Ban Giáo dục Tăng, Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết UBND tỉnh Quảng Ninh, GHPGVN, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang tập trung mọi nguồn lực, công sức phấn đấu làm cho Yên Tử trở thành kinh đô Phật giáo.
Khẳng định Việt Nam là nước tự do tôn giáo, TS Phật học, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng đồng thời nhấn mạnh thành quả tốt đẹp của những hoạt động phụng đạo yêu nước của Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định xã hội, xây dựng kinh tế. 


Thượng tọa Thích Thanh Quyết. Ảnh: VNP
Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết, trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển (từ năm 1981), GHPGVN đã thực hiện được một công việc rất lớn trong lịch sử GHPGVN đó là hợp nhất các tổ chức giáo hội trong cả nước. "Đây là nét khác biệt của GHPGVN với các giáo hội Phật giáo trên thế giới" - ông nói.  Với tư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, GHPGVN, các Tăng, Ni, Phật tử luôn gắn liền với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội.
Tôn chỉ “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội” được GHPGVN thể hiện rõ trong công tác từ thiện, nhân đạo, cùng với các tổ chức xã hội tham gia vào các phong trào như: “Nếp sống văn hóa”; “Xây dựng gia đình văn hóa”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới”; “Xóa đói giảm nghèo”; “Đền ơn đáp nghĩa”; “Nối vòng tay lớn”… Từ các phong trào đã xuất hiện nhiều vị Tăng, Ni tiêu biểu như đi dạy cho các trường mồ côi, thuyết giảng đạo lý cho các phạm nhân trong tù, giúp đỡ bồi dưỡng kiến thức cho học sinh nghèo, thành lập 65 tuệ tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám đa khoa để khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân, chi phí mỗi năm trên 5 tỉ đồng... 
Vừa là người giữ trọng trách lớn của Trung ương GHPGVN, vừa là đại biểu Quốc hội, Thượng tọa đã có những hành động cụ thể gì để kết hợp hài hòa giữa lợi ích tôn giáo và lợi ích dân tộc?
Là đại biểu Quốc hội, tôi quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục đạo đức, an sinh xã hội. Tôi thấy, cần có những tiếng nói, góp ý cho Quốc hội về vấn đề giáo dục, bởi hiện nay việc tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường còn hạn chế. Thậm chí, lối sống của một bộ phận giáo viên và học sinh đáng báo động nên dẫn đến các hành vi tội phạm, tệ nạn xã hội đáng lên án. Tôi luôn trăn trở về những vấn đề này, trong khi đó, chỉ riêng ngành Giáo dục sẽ không giải quyết được. 



Tôi thấy, GHPGVN cần có sự phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp để vận động, tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân quan tâm nhiều hơn nữa đến con em họ, gia đình mình. Bởi chỉ có gia đình ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển bền vững.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm phá hoại các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giới chức tôn giáo như Thượng tọa đã tuyên truyền, giải thích cho người dân, các Phật tử về chính sách tự do tôn giáo và tự do không tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như thế nào?
Mỗi người dân Việt Nam có quyền được theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Đó là điều pháp luật đã khẳng định. 


Hội Yên tử. Ảnh: VNP
Tôi thấy, ở nước ta, tín ngưỡng, tôn giáo rất được tự do, tự do đến mức độ được tôn trọng. So với các nước trong khu vực, tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam ít nhất là không kém, thậm chí còn nhiều mặt cao hơn và thể hiện rõ nhất niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước.
Mặc dù, vẫn còn một số người có ý nọ, ý kia, hay có những ý kiến phản đối, đó là do người ta chưa hiểu hết thực tế tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. Bởi, nếu được chứng kiến những dịp Tết, lễ hội thì họ sẽ hiểu khác. Tôi đã được đi một số nước Phật giáo trong khu vực, tôi khẳng định, Nhà nước Việt Nam rất tôn trọng tự do, tín ngưỡng và người dân cũng được thể hiện một cách toại tâm, toại nguyện tín ngưỡng của mình.


Thưa Thượng tọa, Tổ đình Yên Tử là trung tâm lớn của Phật giáo Việt Nam, được coi là khởi nguồn của Thiền phái Trúc Lâm. Ngày nay, trước xu hướng hiện đại hóa Phật giáo, dòng Thiền này có sự thay đổi như thế nào để vừa thu hút tín đồ, vừa bảo đảm tôn chỉ tư tưởng ban đầu của Trúc Lâm Tam Tổ?

Với tinh thần Bồ Tát đạo, người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, đồng cam cộng khổ với chúng sinh, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Chính Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái mang những đặc điểm ấy.
Yên Tử là một tổ đình lớn, nơi phát tích Thiền phái Trúc lâm, cũng là nơi phát tích ra tư tưởng của đạo pháp - dân tộc do Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị lãnh tụ tinh thần thần ấy. Cho nên, hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh, GHPGVN, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang tập trung mọi nguồn lực, công sức phấn đấu làm cho Yên Tử trở thành Kinh đô Phật giáo Việt Nam, từng bước xây dựng, quy hoạch, quản lý cho đúng tầm.
http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/70152/yen-tu-se-tro-thanh-kinh-do-phat-giao.html