Mittwoch, 19. August 2015

VIỆT NAM- CÁCH MẠNG THÁNG 8.1945 ( Tập 4)

Chính phủ Kim mang tiếng là thân Nhật, nhưng thật ra chỉ là lợi dụng cơ hội Nhật đảo chính Pháp để nắm lấy quyền cai trị nhằm dần dần phục hồi độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Đó là phương cách thực tế và khôn ngoan nhất mà bất cứ một chính trị gia sáng suốt nào, kể cả Hồ Chí Minh, cũng sẽ chọn lựa vào lúc đó. Khoảng tháng 6 - 1945, khi Thủ tướng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam, ông đã nói: "Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui"(1). Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục tiêu thì Chính phủ Kim phải ra đi.Nhiều người trách chính phủ Trần Trọng Kim là nhu nhược, không dám đối phó với Việt Minh sau ngày 19 - 8 - 1945 mặc dù nhà cầm quyền Nhật đã báo cho Thủ tướng Kim biết là "quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng minh đến thay"(2). Thật ra, quyết định của Bảo Đại và Trần Trọng Kim không nhờ Nhật can thiệp là đúng vì ba lý do chính:1. Quân đội Nhật đã đầu hàng. Không có một lý do hay động lực nào khiến họ thấy cần phải chiến đấu để bảo vệ một chính phủ địa phương đang thất thế. Trách nhiệm "giữ trật tự" của quân đội Nhật sẽ chỉ có hiệu lực lúc đầu và họ sẽ phải nhượng bộ hoặc xung đột với cao trào đòi độc lập của những đoàn thể thanh niên, sinh viên và dân chúng do Việt Minh tổ chức. Thời gian "giữ trật tự" để chờ quân đội đồng minh lại rất ngắn (khoảng hai tuần lễ) và chính phủ Trần Trọng Kim sẽ không thể chối bỏ được trách nhiệm về những cuộc đổ máu của dân Việt Nam do quân Nhật gây ra.2. Việt Minh đã thành công lớn trong chiến dịch tuyên truyền là được sự ủng hộ của Hoa Kỳ.


 Những lời tuyên bố của Tổng thống Roosevelt chỉ trích chế độ thực dân của Pháp, sự thành lập "bộ đội Việt - Mỹ" từ chiến khu Tân Trào với sự hiện diện của các sĩ quan OSS, và tấm hình tướng "Cọp Bay" Chennault ký tặng Hồ Chí Minh ở Côn Minh đã được Việt Minh sử dụng và thuyết phục được đại đa số nhân dân ủng hộ. Luật sư Trịnh Đình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Kim, còn được tin là "đại uý Landsdale, phụ tá của thiếu tá Archimedes Patti, trưởng đoàn OSS ở vùng Đông Nam á… thay vì tiếp tế cho những nhóm quân của Pháp còn đang chiến đấu (chống Nhật) trong rừng miền biên giới, lại thả dù vũ khí và đạn dược xuống cho Việt Minh để trang bị cho một tiểu đoàn đầu tiên, và phái Aaron Bank tới huấn luyện cho bộ đội của Hồ Chí Minh".3. Việt Minh đã chiếm được các cơ sở chính quyền, Hồ Chí Minh đã thành lập Chính phủ lâm thời, Khâm sai Bắc Bộ là Phan Kế Toại đã từ chức, đoàn Thanh niên Tiền tuyến và lính bảo an nhiều người đã đi theo Việt Minh. Thư của Bảo Đại gửi cho Truman và De Gaulle kêu gọi ủng hộ chính nghĩa quốc gia đều không được trả lời. Trong tình trạng thất thế và cô đơn trước khí thế sôi sục của "cách mạng", Bảo Đại cùng Hoàng gia có thể bị lâm vào số phận của Louis XVI sau Cách mạng Pháp 1789 hay Nicholas II hồi Cách mạng Nga 1917. Quyết định thoái vị của Bảo Đại là một quyết định sáng suốt, thức thời, tránh được đổ máu vô ích của nhân dân nếu ông nhờ Nhật dẹp Việt Minh.Trong thời gian quá ngắn phục vụ đất nước, chính phủ Trần Trọng Kim không mắc phải sai lầm nào đáng bị chỉ trích, trái lại, đã thực hiện được nhiều thành tích đáng kể nhất là việc lấy lại được miền Nam và ba nhượng địa quan trọng ở miền Bắc, hoàn thành được việc thống nhất đất nước như đã nói trên. Tất cả những điều đó cho thấy Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim không phải là "bù nhìn" của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại chứ không phải "bánh vẽ", nhất là so với những điều kiện của một "quốc gia tự do" và viễn tưởng thống nhất mơ hồ như trong Hiệp định sơ bộ 6 - 3 năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao uỷ Bollaert.Sai lầm chính trị, đúng ra là một nhược điểm, đáng nói đến là Trần Trọng Kim đã không thực hiện được sách lược "bắt cá hai tay" của Thái Lan mà Pridi Banomyong đã chia sẻ. Điều đó có nghĩa là trong khi chính phủ Kim giữ thái độ trung lập chính trị đối với Nhật thì đáng lẽ đã phải có những nhân vật chính trị khác đi với Anh, Mỹ để chống Nhật và để thay thế chính phủ Kim khi chiến tranh chấm dứt. Nhưng khác với Thái Lan, Việt Nam còn phải đối phó với Pháp, khi đó cũng là một thành phần của Đồng minh, đang quyết tâm trở lại Đông Dương. Công việc vận động Đồng minh lại rất khó khăn vì Anh là một đế quốc tất nhiên ủng hộ Pháp chinh phục lại các thuộc địa cũ trong khi mối quan tâm chính của Hoa Kỳ lúc đó là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô Âu châu. Dù sao, đó cũng chính là lầm lỗi của các đảng phái quốc gia nói chung, không có một tầm nhìn rộng rãi về chính trị thế giới sau Thế chiến thứ hai, không hợp tác được với nhau để có một sách lược chung…(Vì không liên lạc được với Giáo sư Lê Xuân Khoa nên chúng tôi chưa được ý kiến của giáo sư về đoạn trích này. Xin chân thành cáo lỗi và cảm tạ giáo sư (T.G).(*) Trích Việt Nam 1945 -1995, NXB Tiên Rồng, Hoa Kỳ, 2004.(1) Lê Xuân Khoa, quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học.(1) CAOM, HCI - 101. Marc Masayuki Yokohama viết bản phúc trình 112 trang đánh máy cho nhà cầm quyền Pháp, nhan đề“Mémoires personnels écrits en réponse au questionnaire des autorités franỗaises de Hué sur les évènements survenus en Indochine en Mars 1945” (Hồi ký cá nhân viết ra để trả lời bản câu hỏi của nhà chức trách Pháp ở Huế về những sự việc xảy ra ởĐông Dương vào tháng 3 - 1945). Marc Yokohama có vợ Pháp tên là Jeanne A. Vicart và một con trai tên Jean-Marie Masayumi Yokohama sinh tại Paris năm 1926. Ngày 13 - 12 - 1946, vợ và con của Marc được chính phủ Pháp cho phép hồi hương vì có công giúp đỡ kiều dân Pháp ở Hà Nội sau vụđảo chính. Không thấy nói gì tới biện pháp đối với Marc Masayuki Yokohama.(1) Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi(Sài Gòn: Vĩnh Sơn, 1969), tr. 51.(1) Trịnh Đình Khải, Décolonisation du Vietnam: Un Avocat Tðmoigne (Công cuộc giải thực dân của Việt Nam - Một luật sư, hồi ký) (Paris: L’Harmattan, 1994), 62. Tác giả cuốn hồi ký bằng Pháp văn này là luật sư Trịnh Đình Thảo, viết sau năm 1975 và trước khi ông mất năm 1986 nhưng tới năm 1994 mới được xuất bản ở Pháp, do trưởng nam của ông là luật sư Trịnh Đình Khải đứng tên tác giả.(1)Sách đã dẫn, tr. 62 - 63.(2) Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, tr. 56.(1) Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền (sưu tầm), La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (Hà Nội: NXB Giáo dục, 1998), tập I, tr. 775 - 850. Với sựđóng góp bài vở của 59 người quen biết cố học giả họ Hoàng, các tác phẩm của Hoàng Xuân Hãn về Khoa học và Giáo dục được in lại trong tập I này, các tác phẩm về Lịch sửđược in trong tập II và về Văn học trong tập III.(1)Đạo luật đầu tiên cho phép tổ chức nghiệp đoàn là do chính phủ Trần Trọng Kim soạn thảo và ban hành ngày 5 - 7 - 1945. Tổng Liên đoàn Lao động của Việt Minh tới tháng 7 - 1946 mới được thành lập. (Alice W. Shureliff, “Trade Union Movement in Vietnam” trong Monthly Labor Review, U.S. Departmen of Labor, Washington, D.C., January 1951, tr. 31).(2) Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, trong “Lời tuyên cáo của nội các Trần Trọng Kim”, phần Phụ lục, tr. 193.(1)Sách đã dẫn, tr. 93.(2)Sách đã dẫn, 73 - 74.(1)Sách đã dẫn, tr. 78 - 79 .(2)Sách đã dẫn, tr. 93.
http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/hue-nam-1945-va-chinh-phu-tran-trong-kim*